Dễ dàng làm chủ cân nặng nếu bạn hiểu các chỉ số này của cơ thể

Chỉ số BMI và cân nặng chuẩn
Mục lục

Không phải ai cũng biết, đến tuổi trưởng thành, chiều cao đã cố định, mỗi người sẽ có một cân nặng tiêu chuẩn phù hợp với vóc dáng của mình. Cùng một số cân nặng, chiều cao khác nhau, nhìn chúng ta sẽ khác rất nhiều. Bạn muốn biết mình có đang bị gầy thiếu cân, thừa cân hay béo phì chỉ cần biết nắm được cách tính chỉ số BMI (Body Mass Index)

1. Làm chủ cân nặng với chỉ số BMI?

BMI là viết tắt của Body Mass Index được gọi là chỉ số khối cơ thể. Người phát minh ra công thức này là nhà khoa học người Bỉ có tên là Adolphe Quetelet. Chỉ số BMI là cách tính dựa vào các thông tin chi tiết về cân nặng, chiều cao áp dụng cho nam và nữ trưởng thành để đưa ra kết quả cuối cùng, từ đó xác định người đó có bị thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng hay không.

2. BMI được tính đơn giản như thế nào?

Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng/[Chiều cao * Chiều cao]

Trong đó:

– BMI đơn vị thường dùng là kg/m2
– Cân nặng (kg)
– Chiều cao (m)

Một người có chỉ số BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 – 24,9, con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.

3. Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân, béo phì?

*Chỉ số BMI tiêu chuẩn theo tổ chức WHO ( chung cho toàn thế giới )*

– BMI < 18,5 : Gầy
– BMI 18,5 – 24,9 : Bình thường
– BMI ≥ 25 : Thừa cân
– BMI 25-29,9 : Tiền béo phì
– BMI 30-34,9 : Béo phì độ 1
– BMI 35-39,9 : Béo phì độ 2
– BMI ≥ 40 Béo phì độ 3

Chỉ số BMI và cân nặng chuẩn
Chỉ số BMI và cân nặng chuẩn Theo tổ chức y tế WHO

*Chỉ số BMI tiêu chuẩn của người Châu Á*

– BMI < 18,5 : Gầy
– BMI 18,5 – 22,9 : Bình thường
– BMI ≥ 23 : Thừa cân
– BMI 23-24,9 : Tiền béo phì
– BMI 25-29,9 : Béo phì độ 1
– BMI ≥ 30 : Béo phì độ 2

Chỉ số BMI tiêu chuẩn của người Châu Á
Bảng Chỉ số BMI tiêu chuẩn của người Châu Á

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể.

  • Do lối sống không lành mạnh : ăn uống dư thừa năng lượng, ngủ nghỉ không điều độ, lười vận động
  • Tuổi cao: Cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.
  • Yếu tố về gen: Một số trường hợp bị rối loạn di truyền, dẫn đến béo phì.
  • Quá trình mang thai: Trong thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ tăng cân. Sau khi sinh con, người phụ nữ thường không thể giảm cân về mức bình thường như trước khi mang thai.

Chỉ số BMI và mức dư thừa năng lượng

Ảnh minh họa: Lối sống ăn uống thiếu lành mạnh khiến dư thừa năng lượng

 

5. Chỉ số BMI quá cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chỉ số BMI tăng quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì, bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Các bệnh về tim mạch
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Các vấn đề xương khớp. Xương khớp mỗi người sẽ chỉ phù hợp với trọng lượng cơ thể phù hợp, nếu trọng lượng quá lớn, toàn bộ xương khớp sẽ phải gồng gánh.
  • Nguy cơ gây ra một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và túi mật.
  • Phụ nữ nguy cơ dẫn đến buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí vô sinh.

Chỉ số BMI cao ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe

Ảnh minh họa: Chỉ số BMI cao ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe

6. Làm sao để có chỉ số BMI lý tưởng?

Để đạt được chỉ số BMI lý tưởng bạn cần phải giảm cân. Việc giảm cân dựa trên nguyên tắc năng lượng nạp vào cơ thể ít hơn năng lượng tiêu hao. Hãy xây dựng cho mình một lối sống, sinh hoạt khoa học lành mạnh.

– Chế độ ăn uống hợp lý

Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường. Bổ sung đủ lượng Protein cần thiết cho cơ thể. Tăng rau xanh chất xơ, bổ sung vitamin khoáng chất, Càng phong phú đa dạng màu sắc thì càng phong phú vitamin khoáng chất. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống bằng việc kiểm soát khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Tập trung xây dựng bữa ăn cân bằng, đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết : Tinh bột, Protein, Chất béo tốt, Chất xơ.

Cải thiện chỉ số BMI bằng việc luyện tập thể thao

– Tăng cường vận động

Lựa chọn một bộ môn phù hợp với khả năng, thể lực, sở thích để duy trì đều đặn. Không cần tập hùng hục, duy trì 1 tuần 3 buổi là đủ để giúp bạn trong quá trình giảm cân.

Ngoài ra vận động giúp tăng cường sức khỏe tổng quát và cải thiện tâm trạng. Vận động đều đặn và chăm chỉ sẽ giúp cho sức bền của bạn tăng lên, cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp. Vận động còn giúp giảm triệu chứng trầm cảm và trạng thái căng thẳng ở một số người. Nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư ruột kết và tiểu đường cũng giảm đáng kể nếu bạn duy trì hoạt động thể chất thường xuyên.

– Thực phẩm bổ sung

Đối với một số người, ngay cả chế độ ăn và tập thể dục cũng không thể giúp họ giảm cân do cơ thể thiếu hụt quá nhiều chất trong một thời gian dài, quá trình chuyển hóa của cơ thể bị ảnh hưởng, tốc độ chuyển hóa bị chậm. Đặc biệt, nếu có kèm theo một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, thì lúc này, thực phẩm bổ sung sẽ là sự lựa chọn để giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn và hỗ trợ cho sức khỏe một cách tối ưu nhất.

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on tumblr

Trả lời

Nội dung liên quan