Xã hội phát triển đi kèm với chất lượng cuộc sống nâng cao. Nhưng kèm với đó, một thực trạng đang diễn tra trên toàn cầu, các bệnh mãn tính không lây đang dần có xu hướng trẻ hóa như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Từ số liệu năm 2017, dân số toàn cầu đến bệnh viện kiểm tra có 1,92 tỷ người được chuẩn đoán mắc chứng rối loạn chuyển hóa. Vậy phần còn lại thì sao? Những nguyên nhân nào ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chuyển hóa bên trong bạn đến vậy?
1. Dinh dưỡng nghèo nàn
– Năng lượng nạp vào quá mức so với năng lượng tiêu hao khiến cơ thể dư thừa calo
– Chế độ ăn uống hàng ngày nhiều đường, tinh bột, thiếu khoáng chất, vitamin, chất xơ, dinh dưỡng ở cấp độ tế bào.
– Nguồn thực phẩm không đảm bảo do sử dụng các chất kích thích, tăng trưởng nhanh để tạo ra năng suất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
Năng lượng dư thừa cơ thể sẽ dự trữ dưới dạng chất béo, tích mỡ gây ra béo phì.
2. Thiếu ngủ
Chúng ta hay nói người trưởng thành cần ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, nhưng chất lượng 8 tiếng đó như thế nào lại không ai nói đến.
– Chất lượng giấc ngủ kém, không sâu giấc, chập chờn, khó vào giấc
– Ngủ không đủ giấc, thời gian ngủ 1 ngày quá ít so với cơ thể cần.
Ngủ là trạng thái tốt nhất để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Khi cơ thể không ngủ đủ sẽ mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
3. LƯỜI VẬN ĐỘNG
Việt Nam là nước nằm trong top các Quốc Gia lười vận động nhất thế giới. Công nghệ, máy móc phát triển gánh vác thay sức lao động con người. Ngay cả những vận động đơn giản hàng ngày con người cũng dần hạn chế và ỷ lại.
Lối sống tĩnh tại, lười vận động, năng lượng nạp vào không được tiêu hao hết sẽ tích thành mỡ. Cơ thể tạo ra sức ỳ lớn, tốc độ chuyển hóa ngày càng chậm lại.
4. LẠM DỤNG THUỐC TÂY
Không khó để có thể mua được thuốc tây ở bất kỳ hiệu thuốc nào mà không cần đơn. Điều đó dẫn đến thói quen lạm dụng thuốc tây của mọi người. Triệu chứng lớn nhỏ, chưa cần đi khám đã tự ý sử dụng thuốc tây.
Lạm dụng thuốc tây, sử dụng kéo dài gây ảnh hưởng đến gan, quá trình đào thải độc tố trong cơ thể bị ảnh hưởng, sức khỏe bị tổn hại nghiêm trọng.
Nếu 2 NGUYÊN NHÂN trên là chủ quan, con người có thể điều chỉnh và kiểm soát được, thì 3 nguyên nhân dưới đây lại hoàn toàn khách quan và gần như ai cũng gặp phải.
4. STRESS, LO LẮNG
Căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài do công việc, gia đình dẫn đến cảm xúc bị mất cân bằng, cơ thể có xu hướng thèm ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt, dẫn đến bị tích mỡ.
Tại sao khi stress chúng ta có xu hướng thèm đồ ngọt?
Vì đồ ngọt mang lại cho não bộ cảm giác hưng phấn, thỏa mãn tạm thời. Tình trạng kéo dài là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề rối loạn chuyển hóa.
5. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Dù chúng ta là ai, giàu hay nghèo thì cũng đang hít thở chung một bầu không khí. Thời đại của các ngành công nghiệp phát triển khiến môi trường, không khi, nguồn nước xung quanh luôn ở trong tình trạng ô nhiễm báo động.
Ô nhiễm môi trường, các yếu tố khách quan bên ngoài tác động vào cơ thế, làm chậm quá trình chuyển hóa bên trong, Gây ra các vấn đề sức khỏe không kiểm soát được.
CÁCH KHẮC PHỤC DUY NHẤT : TỰ BẢO VỆ CHÍNH MÌNH.
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập trung vào chất lượng dinh dưỡng, tạo ra một bữa ăn cân bằng. Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều đường, tinh bột thừa năng lượng nhưng thiếu dinh dưỡng, ăn vừa đủ đạm, tăng cường chất xơ, vitamin khoáng chất.
– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khi đi ngủ tránh xa các thiết bị điện tử để tránh ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ
– Tăng cường vận động, Tuần 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng hoặc 15-20p mỗi ngày đều đặn. Lựa chọn vận động phù hợp với khả năng, sức bền, sở thích để duy trì như một thói quen.
– Không lạm dụng thuốc tây khi không có chỉ định, đơn thuốc của Bác sỹ.
– Cân bằng công việc và sinh hoạt thường ngày, tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng stress.
– Chủ động bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân bên ngoài, làm sạch cơ thể từ bên trong, thải độc 5 hệ định kỳ hàng năm để bảo dưỡng cơ thể, duy trì sức khỏe định